Hệ thống ngôn ngữ Ngôn_ngữ_tại_Nhật_Bản

Phân chia các nhóm ngôn ngữ theo vị trí địa lý tương đối.

Ngoài các ngữ hệ bản địa này, có trên 300.000 dân di cư sử dụng các ngôn ngữ của Pakistan, Iran, Ấn Độ, Bangladesh, Thái Lan, Malaysia... Có một số lượng dân tộc thiểu số đáng kể của người Triều Tiên và người Hoa, những dân tộc chiếm lần lượt 0.5% và 0.4% dân số cả nước. Cộng đồng người gốc ngoại quốc lớn nhất tại Nhật Bản có thể kể tới là người Triều Tiên. Chỉ xét riêng số liệu của năm 1988, đã có tới 67 vạn người Triều Tiên tại Nhật. Phần lớn họ có thể sử dụng thành thạo cả tiếng Triều Tiên cũng như tiếng Nhật, và nhiều người trong số họ tiếp tục nói ngôn ngữ của dân tộc mình trong các tình huống mang tính cá nhân (xem Zainichi Korean). Lịch sử của những người Triều Tiên kiều tại Nhật Bản này, hay như cách gọi của riêng dân Nhật là Zainichi Korean, là khá đặc biệt và thăng trầm.

Ngoài ra còn có một lịch sử đáng chú ý của việc sử dụng Kanbun (chữ Hán) là ngôn ngữ của văn học và ngoại giao ở Nhật Bản, tương tự như tình trạng của tiếng Latin trong thời trung cổ châu Âu, đã để lại một dấu ấn không thể xóa nhòa trong từ vựng của ngôn ngữ Nhật Bản. Kanbun là một môn bắt buộc trong chương trình giảng dạy của các trường trung học Nhật Bản.

Số lượng người khiếm thịkhiếm thính của Nhật lần lượt là 256.700 và 317.000 (năm 1986). Là quốc gia đông dân hạng 10 thế giới, lượng người khiếm thính của Nhật cũng thuộc loại cao nhất thế giới. Và cũng giống như cộng đồng Nhật Bản được đào tạo cơ bản tốt (99% biết chữ), có tới 95% người khiếm thính có thể sử dụng được ngôn ngữ ký hiệu tiếng Nhật, một thứ ngôn ngữ có quan hệ khá gần gũi với 2 thứ tiếng khiếm thính của Hàn QuốcĐài Loan. Trên toàn quốc có tới 107 trường dạy thứ tiếng này, với ngôi trường lâu đời nhất được xây dựng từ năm 1878. Đây là một trong số rất ít các quốc gia có chương trình truyền hình riêng dành cho người khiếm thính.